HRW kêu gọi Việt Nam thả nhà hoạt động nhân quyền Trương Văn Dũng trước phiên tòa – Scoop

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) hôm 27/3 kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức thả tự do cho ông Trương Văn Dũng và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai ngay trước ngày diễn ra phiên tòa xét xử ông.

Công an Hà Nội bắt giữ ông Dũng, người đồng sáng lập Hội Bầu bí Tương thân, hồi tháng 5 năm ngoái và khởi tố ông tội “tuyên truyền chống Nhà nước”, một cáo buộc mà các tổ chức nhân quyền cho rằng chính quyền Việt Nam thường dùng để đàn áp các nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến.

Một tòa án ở Hà Nội dự kiến sẽ mở phiên xét xử ông Dũng vào ngày 28/3. Nếu bị kết tội, ông phải đối mặt với mức án lên tới 20 năm tù.

“(Ông) Trương Văn Dũng là trường hợp mới nhất trong một chuỗi dài danh sách các nhà bảo vệ nhân quyền bị chính quyền Việt Nam dập tắt tiếng nói vì họ đã phản đối các vi phạm nhân quyền và vận động cho cải cách,” ông Phil Robertson, phó giám đốc ban Á châu của HRW nói trong một tuyên bố đưa ra hôm 27/3.

Ông Robertson cho rằng chính quyền các quốc gia dân chủ đang quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam “cần lên tiếng một cách công khai và mạnh mẽ” để ủng hộ ông Dũng cũng như “kêu gọi Việt Nam phóng thích các tù nhân chính trị, đồng thời có các bước tiến thực sự hướng tới cải cách.”

Hồi tháng 5/2022, đồng loạt các tờ báo do nhà nước quản lý cùng đăng tải một bản tin của TTXVN nói rằng ông Dũng, sinh năm 1958, bị công an bắt “để điều tra về tội Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999. Tuy nhiên, họ không cho biết vì sao ông bị áp cáo buộc này và rằng công an lúc đó đang “tích cực điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Trương Văn Dũng để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.”

Ông Dũng bắt đầu trở thành nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai từ thập niên 2000 khi ông vận động nhằm phản đối quyết định trưng thu chính căn nhà của ông. Đầu thập niên 2010, ông tham gia cùng với các nhà hoạt động khác và bắt đầu vận động cho các quyền con người cơ bản, như quyền tự do biểu đạt, lập hội và nhóm họp. Từ giữa năm 2011 đến 2018, ông tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bảo vệ môi trường.

Nhà hoạt động 65 tuổi còn tham gia biểu tình phản đối luật An ninh mạng năm 2018 và công khai tẩy chay các cuộc “bầu cử” cấp quốc gia, một quy trình mà HRW cho là do Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát và hoàn toàn không có tự do cũng như công bằng.

Ông Dũng và một số nhà hoạt động khác vào năm 2013 đã thành lập một nhóm nhân đạo, Hội Bầu bí Tương thân, để hỗ trợ tài chính và tinh thần cho các tù nhân chính trị, những người khiếu kiện đất đai và gia đình họ.

Theo thống kê của HRW, chính quyền Việt Nam đã kết án ít nhất 163 người vì họ thực hành các quyền tự do biểu đạt hay lập hội của mình “căn cứ trên các điều luật mơ hồ hoặc quá lỏng lẻo để hình sự hóa các hành vi phản đối hoặc lên tiếng phê phán chính phủ.” Tổ chức có trụ sở ở New York, Mỹ, còn cho biết có ít nhất 18 người khác cũng bị truy tố và đang chờ xét xử. Nhiều vụ án trong số này, theo HRW, đã bị chính quyền tố tụng với tội danh tuyên truyền, được hình sự hóa theo điều 88 và điều 117 của Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế và các nhà hoạt động cho dân chủ nhiều lần kêu gọi chính quyền Việt Nam bãi bỏ các điều 88 và 117 của BLHS, mà họ cho là “mơ hồ” khi được nhà cầm quyền sử dụng như một công cụ để dập tắt các tiếng nói bất đồng với Đảng và chính phủ.

Chính quyền Việt Nam luôn nói rằng họ không bắt giữ những người bất đồng chính kiến mà chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.

Theo HRW, sau khi bị bắt từ tháng 5/2022, ông Dũng bị cắt liên lạc hơn chín tháng. Ông được gặp luật sư bào chữa lần đầu hồi tháng 3 năm nay và gia đình ông vẫn chưa được thăm gặp ông. Ông Robertson cho rằng các hành vi của ông Dũng “thậm chí không thể bị coi là tội hình sự” và rằng “làm sao mà Trương Văn Dũng có được một phiên tòa công bằng trong khi hệ thống tư pháp Việt Nam không hề độc lập và bộ luật được dùng để truy tố ông không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản về nhân quyền.”

Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng hệ thống tư pháp của Việt Nam “dễ bị chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản” và việc xét xử công khai và công bằng “không được thực thi một cách thống nhất” tại quốc gia Đông Nam Á.



Nguồn: VOA Tiếng Việt

Related Posts

UNPO quan ngại việc Việt Nam kết án ‘bất công’ các nhà sư, phật tử Khmer Krom
 – Scoop

UNPO quan ngại việc Việt Nam kết án ‘bất công’ các nhà sư, phật tử Khmer Krom – Scoop

Tổ chức Các Quốc gia và Dân tộc Không có Đại diện (UNPO) vừa bày tỏ quan ngại về việc tòa án Việt Nam kết án 9…

Vatican có bước tiến về phong chân phước cho linh mục Trương Bửu Diệp
 – Scoop

Vatican có bước tiến về phong chân phước cho linh mục Trương Bửu Diệp – Scoop

Giáo Hoàng Phanxicô vừa chuẩn thuận việc ban hành sắc lệnh công nhận cuộc tử đạo của cố linh mục Trương Bửu Diệp, đánh dấu một cột…

Tập hợp Dân chủ Đa nguyên lên án việc bắt giam ông Trần Khắc Đức
 – Scoop

Tập hợp Dân chủ Đa nguyên lên án việc bắt giam ông Trần Khắc Đức – Scoop

Người đứng đầu tổ chức Tập hợp Dân chủ Đa nguyên cho rằng ông Trần Khắc Đức chỉ là một người yêu nước, nhận thức được tiến…

Một số người gốc Việt ở Australia biểu tình phản đối dẫn độ Y Quynh Bdap
 – Scoop

Một số người gốc Việt ở Australia biểu tình phản đối dẫn độ Y Quynh Bdap – Scoop

Một số người gốc Việt ở Úc hôm 18/11 xuống đường kêu gọi chính phủ Thái Lan và Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động…

Việt Nam, Mỹ ký thỏa thuận hợp tác về an ninh mạng
 – Scoop

Việt Nam, Mỹ ký thỏa thuận hợp tác về an ninh mạng – Scoop

Cục An toàn thông tin Việt Nam và Cơ quan An ninh mạng và An ninh cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ hôm 14/11 ký thỏa thuận…

Máy bay Comac của Trung Quốc đứng trước triển vọng được Vietjet khai thác ở VN
 – Scoop

Máy bay Comac của Trung Quốc đứng trước triển vọng được Vietjet khai thác ở VN – Scoop

Tập đoàn sản xuất máy bay thương mại Comac thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc đang hợp tác với hãng hàng không Vietjet để đưa…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *