Việt Nam yêu cầu bảo tàng Mỹ trả lại cổ vật – Scoop

Việt Nam cùng với Thái Lan và Campuchia mới đây công khai lên án Bảo tàng Nghệ thuật Denver (DAM) của Mỹ sau khi bảo tàng này không trả lời thư của các quan chức cấp cao của ba quốc gia Đông Nam Á gửi đi trước đó để yêu cầu trả lại các hiện vật bị đánh cắp, Khmer Times đưa tin hôm 25/8.

Trước đó, vào ngày 14/8, Denver Post, tờ báo đầu tiên đưa tin về vụ việc này, cho biết các quan chức Việt Nam, Thái Lan, Campuchia vào tháng 5 và tháng 6 đã gửi thư yêu cầu Bảo tàng Nghệ thuật Denver trả lại 8 cổ vật vì cho rằng chúng đã bị đánh cắp từ các di sản và những ngôi đền cổ ở Đông Nam Á. Nhưng bảo tàng của Mỹ đã không phản hồi thư của các quan chức.

Trong 8 cổ vật mà 3 quốc gia Đông Nam Á tìm cách đòi lại có 6 cổ vật do cựu ủy viên và cố vấn nghiên cứu của Bảo tàng Nghệ thuật Denver, bà Emma C. Bunker, tặng cho bảo tàng.

Tờ báo cho biết cổ vật mà Việt Nam yêu cầu bảo tàng trả lại là con dao găm 2.000 năm tuổi, cũng do bà Bunker tặng cho bảo tàng.

Theo tài liệu của bảo tàng, con dao găm được định giá 8.000 USD “là một trong những món đồ tốt nhất thuộc loại này”. Được đúc từ năm 300 TCN đến năm 200 CN, con dao găm cao 9 inch (khoảng 23 cm) có hình người đứng trên cán dao, một đặc điểm điển hình của vũ khí bằng đồng thời Đông Sơn. Bà Bunker ban đầu cho bảo tàng Denver mượn tác phẩm này vào năm 2005 và sau đó tặng nó cho bảo tàng.

Theo các quan chức của bảo tàng, những món đồ nhỏ, có thể mang đi dễ dàng như thế này được coi là “có nguy cơ bị hồi hương thấp”, vẫn theo Denver Post.

Tuy nhiên, VnExpress hôm 23/8 dẫn thông tin từ Cục Di sản văn hóa Việt Nam cho biết thêm rằng căn cứ theo hồ sơ của Cơ quan Điều tra an ninh nội địa Mỹ (HIS), thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ, và quá trình làm việc với các chuyên gia, Cục này hiện xác định danh tính, nguồn gốc của 4 cổ vật mà Bảo tàng Denver đang giữ, bao gồm: Dao găm đồng, cán hình người, văn hóa Đông Sơn, có chất liệu bằng đồng, dài 23 cm, niên đại cách nay từ 2.500 đến 2.000 năm; Carved Crystal – Seal: là trang sức đá thạch anh, khắc chìm hình thần Shiva, thuộc văn hóa Champa, có niên đại thế kỷ III-V; tượng Guanyin (tượng Quan Âm) với chất liệu bằng gỗ sơn thếp vàng, niên đại thế kỷ XVIII-XIX; Tomb Sculpture (nhạc công Ginang đánh trống), thuộc văn hóa Champa, chất liệu bằng đá, niên đại thế kỷ XIX và hiện vật này có khả năng giả cổ.

Cục Di sản Văn hoá Việt Nam cho biết hiện Cơ quan Điều tra An ninh nội địa Mỹ đang thúc đẩy quá trình hoàn tất thủ tục, tiến hành các bước để hoàn trả cổ vật cho Việt Nam.

Hồ tháng 12, Denver Post công bố một loạt bài điều tra về vai trò quan trọng của bà Bunker trong hoạt động buôn bán cổ vật kéo dài nhiều thập niên, liên quan đến một số bảo tàng và nhà sưu tập tư nhân hàng đầu thế giới.

Mối quan hệ thân thiết của bà Bunker với một tay buôn tai tiếng là Douglas Latchford (đã chết) đã dẫn tới việc Bảo tàng Nghệ thuật Denver mua lại một loạt cổ vật Đông Nam Á bị đánh cắp, và một số trong đó đã được bảo tàng trả lại trong những năm gần đây, vẫn theo Denver Post.

Ông Douglas Latchford bị cáo buộc buôn bán các cổ vật bị đánh cắp từ Campuchia trong nhiều thập niên. Ông này qua đời vào năm 2020, nhưng trước đó đã bị buộc tội ở Mỹ vào năm 2019 với tội lừa đảo qua đường dây buôn lậu và các tội danh khác liên quan đến buôn bán cổ vật.

Theo Denver Post, một số món đồ mà bà Bunker tặng cho Bảo tàng Nghệ thuật Denver không có xuất xứ, giấy tờ về quyền sở hữu để đảm bảo món đồ đó có được một cách hợp pháp.

Các chuyên gia bày tỏ quan ngại rằng những món đồ như vậy có thể được mua trong thời kỳ bất ổn dân sự, bao gồm cả thời gian xảy ra nạn diệt chủng ở Campuchia từ năm 1975 – 1979.

Sau loạt bài trên, các quan chức của bảo tàng đã xóa tên bà Bunker ra khỏi tường phòng trưng bày và trả lại 185.000 đô la mà bà và gia đình đã quyên góp như một phần của thỏa thuận đặt tên vào năm 2018. Bảo tang này cũng đóng cửa quỹ mua lại tác phẩm nghệ thuật châu Á dành riêng để vinh danh bà Bunker sau khi bà qua đời vào năm 2021.

Yêu cầu trả lại cổ vật của Việt Nam, Campuchia và Thái Lan là vụ bê bối mới nhất liên quan đến các cổ vật bị đánh cắp trong bộ sưu tập nghệ thuật châu Á của Bảo tàng Nghệ thuật Denver. Những vụ bê bối đã khiến cho bảo tàng của Mỹ bị cáo buộc là nơi “rửa” các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp cho kẻ buôn lậu nghệ thuật quốc tế.

Vào tháng 11 năm 2021, sau khi các công tố viên liên bang yêu cầu tịch thu 4 cổ vật Campuchia mà bảo tàng lưu giữ, bảo tàng gửi trả các cổ vật này về Campuchia, nhưng hiện vẫn còn hơn 200 món được mua thông qua bà Bunker.

Một phát ngôn viên của bảo tàng nói với tờ The Guardian rằng họ đã liên hệ với chính phủ Campuchia và Thái Lan trong các năm 2019, 2021 và đang nỗ lực hết sức để hợp tác với Bộ Tư pháp Mỹ để trả lại những tác phẩm đã bị đánh cắp về quốc gia xuất xứ của chúng.

Nguồn: VOA Tiếng Việt

Related Posts

Máy bay Comac của Trung Quốc đứng trước triển vọng được Vietjet khai thác ở VN
 – Scoop

Máy bay Comac của Trung Quốc đứng trước triển vọng được Vietjet khai thác ở VN – Scoop

Tập đoàn sản xuất máy bay thương mại Comac thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc đang hợp tác với hãng hàng không Vietjet để đưa…

Văn Bút Mỹ kêu gọi phóng thích nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn
 – Scoop

Văn Bút Mỹ kêu gọi phóng thích nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn – Scoop

Văn Bút Hoa Kỳ vừa kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho nhà báo độc lập Lê Hữu Minh Tuấn, bãi bỏ mọi cáo…

Văn Bút Mỹ, giới hoạt động lên án phiên tòa xử ông Đường Văn Thái
 – Scoop

Văn Bút Mỹ, giới hoạt động lên án phiên tòa xử ông Đường Văn Thái – Scoop

Việc chính quyền Việt Nam tuyên án 12 năm tù và 3 năm quản chế đối với blogger Đường Văn Thái là “quá hà khắc”, giới hoạt…

Giới hoạt động đánh giá cao việc LHQ xác nhận người Thượng là dân tộc bản địa
 – Scoop

Giới hoạt động đánh giá cao việc LHQ xác nhận người Thượng là dân tộc bản địa – Scoop

Giới hoạt động cho rằng việc các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong các văn bản chính thức gần đây xác nhận rằng người Thượng…

Giới quan sát: Ông Lương Cường được chia ghế chủ tịch nước sau áp lực ‘cân bằng quyền lực’
 – Scoop

Giới quan sát: Ông Lương Cường được chia ghế chủ tịch nước sau áp lực ‘cân bằng quyền lực’ – Scoop

Giới quan sát nhận định rằng việc ông Lương Cường, một tướng lĩnh trong quân đội, được bầu làm chủ tịch nước Việt Nam phản ánh một…

HRW: Việt Nam chớ hứa suông về nhân quyền
 – Scoop

HRW: Việt Nam chớ hứa suông về nhân quyền – Scoop

Hôm 10/10, tổ chức Theo dõi Nhân quyền đăng bài phát biểu của tổ chức này tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, lập luận rằng…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *